Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam

Đề tài Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam
Thị trường tài chính là một sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường-hay nói chính xác hơn,là nền kinh tế tiền tệ, ở đó,bên cạnh các thị trường khác,thị trường tài chính hoạt động như là một sự kết nối giữa người cho vay đầu tiên và người sử dụng cuối cùng, tạo ra vô số các giao dịch, và ở mỗi giao dịch, dù động cơ nào ,cũng tạo ra các dòng chảy về vốn trong một nền kinh tế - như là sự lưu thông máu trong một cơ thể - một nền kinh tế hoạt động lành mạnh và có hiệu quả chỉ khi nào thị trường này cũng hoạt động có hiệu quả như thế, và ngược lại.
Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam

Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu
Thị trường tài chính là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi sang nơi thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Thông qua thị trường tài chính hình thành giá mua giá bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắn hạn, dài hạn…hình thành nên tỷ lệ lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn, trung hạn và dài hạn.
Ở Việt Nam ,kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,gia nhập WTO, lĩnh vực tài chính là lĩnh vực mang tính nhạy cảm luôn đòi hỏi sự đổi mới cả về mặt nhận thức và thực tiễn.
Sau một qúa trình học hỏi,tìm tòi và nghiên cứu .Dưới sự chỉ dẫn của PSG.TS Vũ Anh Tuấn, tôi đã thực hiện xong đề án “thị trường tài chính Việt Nam,thực trạng và giải pháp phát triển”. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty chứng khoán Thủ Đô, cùng những bạn bè gần xa đã có những lời tư vấn và góp ý chân thành.
Chương I: Những vấn đề lý luận về tài chính và thị trường tài chính
1.1 Tài chính và thị trường tài chính
    1.1.1 Tài chính
    1.1.1.1 Bản chất của tài chính:
Lịch sử xã hội cho thấy tài chính ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời của nhà nước và sản xuất hang hoá.
Tài chính là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong quá trình hình thành,phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.
Cần phân biệt quan hệ hàng hoá-tiền tệ và quan hệ tài chính. Trong quan hệ hàng hoá-tiền tệ,thì tiền biểu hiện như vật ngang giá, vật trung gian và giá trị thay đổi hình thức tồn tại từ hàng sang tiền đối với người bán và ngược lại đối với người mua.
Cần phân biệt quan hệ hàng hoá-tiền tệ và quan hệ tài chính. Trong quan hệ hàng hoá-tiền tệ,thì tiền biểu hiện như vật ngang giá, vật trung gian và giá trị thay đổi hình thức tồn tại từ hàng sang tiền đối với người bán và ngược lại đối với nguời mua.
Trong quan hệ tài chính thì khác,giá trị thực sự dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước, giá trị dịch chuyển từ quỹ tài chính doanh nghiệp sang ngân sách nhà nước,do đó quan hệ vè thuế là quan hệ tài chính.
Trong thơì kỳ quá độ,quan hệ tài chính biểu hiện qua các quan hệ dưới đây:
-Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội với nhà nước.
Đây là nhóm quan hệ giá trị có tính chất bắt buộc tập trung vào ngân sách nhà nước và sự phân phối giá trị đó phải bảo đảm cho các hoạt động của nhà nước diễn ra bình thường. Trong mối quan hệ này giá trị dịch chuyển theo hai chiều từ dân cư,doanh nghiệp và các tổ chức vào ngân sách nhà nước và ngược lại.
-Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư với hệ thống ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần,hệ thống các ngân hàng, các tổ chức tín dụng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong việc tài trợ vốn cho các hoạt động xã hội nói chung, sản xuất kinh doanh nói riêng, tạo thuận lợi phát triển mạnh mối quan hệ tài chính-quan hệ tín dụng-giữa các doanh nghiệp, các tổ chức dân cư với ngân hàng.
-Quan hệ tài chính giữa các chủ thể kinh tế với thị trường .
Đây là mối quan hệ thể hiện sự mua bán các “quỹ tiền tệ” tồn tại dưới các hình thức khác nhau.Tham gia mua bán trên thị trường tài chính là hầu hết các chủ thể kinh tế trong xã hội.Nhà nước cũng tham gia vào nhóm quan hệ tài chính này với tư cách như người mua và bán các quỹ tiền tệ. Nhà nước bán quỹ tiền tệ của mình bằng việc phát hành công trái. Trong mối quan hệ tài chính nói trên, quan hệ mua bán “ vốn” giữa các doanh nghiệp và nhân dân đặc biệt quan trọng. Nhà nước cần tạo ra các điều kiện và biện pháp hữu hiệu để vừa hướng dẫn, điều tiết sự hình thành và phát triển của thị truờng tài chính theo phương hướng đã định.
-Quan hệ tài chính trong nội bộ mỗi chủ thể (doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư…) :
Quan hệ này biểu hiện ở sự dịch chuyển của giá trị trong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức thông qua việc chi trả lương, thưởng cho viên chức, công nhân, nguời lao động; phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ mỗi chủ thể.
Thông qua hướng dẫn, điều tiết, nhà nước vừa đảm bảo cho các quan hệ tài chính không phát triển tự phát như trong chủ nghĩa tư bản; vừa hướng dẫn mối quan hệ này phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.[1 ,trg204 - 206 ]
    1.1.1.2 Chức năng của tài chính: tài chính có 2 chức năng
Thứ nhất, chức năng phân phối
Tài chính tham gia vào cả phân phối lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu diễn ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất giữa các doanh nghiệp với người lao động và nhà nước. Cụ thể là sau khi các doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, số doanh thu này sẽ được phân phối cho các quỹ: quỹ bù đắp tư liệu sản xuất, quỹ trả công cho người lao động, khoản nộp thuế cho ngân sách nhà nước, khoản trả lợi tức cổ phần,phần còn lại là lợi nhuận của các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất và nâng cao phúc lợi của doanh nghiệp. Phân phối lại nhằm đáp ứng nhu cầu chung cho xã hội như: duy trì bộ máy nhà nước, phát triển văn hoá, xã hội, y tế, thể thao… Quá trình phân phối lại thông qua ngân sách nhà nước và các tổ chức tài chính trung gian(công ty tài chính, ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng, công ty bảo hiểm…)
Thứ hai, chức năng giám đốc
Chức năng giám đốc của tài chính biểu hiện ở chỗ,tài chính có vai trò như người “giám sát”, “đôn đốc”, “kiểm tra”, “điều chỉnh” tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Cơ sở của chức năng giám đốc là sự thống nhất giữa sự vận động của các quỹ tiền tệ với quá trình hoạt động của nhà nước và của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua sự vận động của các quỹ tiền tệ, nguời ta có thể biết được tình hình thực hiện hoạt động của các doanh nghiệp để có giải pháp điều chỉnh.
 1.1.1.3 Vai trò của tài chính
Một là, điều tiết kinh tế
Nhà nước thực hiện vai trò này thông qua sự kết hợp hai chức năng: phân phối và giám đốc. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền, nhà nước nắm được thực tế hoạt động của nền kinh tế, từ đó phát hiện ra những vấn đề cần can thiệp, điều tiết. Bằng các chính sách phân phối, nhà nước điều tiết nền kinh tế theo kế hoạch đã định. Nhà nước có thể dung biện pháp đầu tư thêm vốn, bổ sung vốn để đẩy mạnh những ngành phát triển kém và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước cũng có thể dung biện pháp giảm vốn đầu tư và hỗ trợ để hạn chế phát triển những ngành và những khâu chưa cần thiết… Đồn thời, nhà nước cũng có thể thông qua việc nâng cao hoặc hạ thấp thuế suất để điều tiết hoạt động đầu tư kinh doanh giữa các ngành nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển cân đối theo đinh hướng, muc tiêu.
Hai là, xác lập và tăng cường các quan hệ kinh tế-xã hội
Để làm lành mạnh hoá quan hệ tài chính, một mặt nhà nước cần có những biện pháp cấp bách điều chỉnh các quan hệ tài chính kể cả biện pháp cấp bách buộc các doanh nghiệp thanh toán nợ nần trong thời gian ngắn. Mặt khác, nhà nước còn phải chủ động tạo điều kiện thúc đẩy sự ra đời các thị trường vốn trung hạn,dai hạn, nhất là thị trường chứng khoán và hướng dẫn chúng phát triển đúng hướng.
Ba là, tích tụ và tập trung vốn, cung ứng vốn cho các nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong nền kinh tế luôn diễn ra quá trình di chuyển nguồn tài chính hai chiều từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực phi sản xuất, từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại, từ lĩnh vực phi sản xuất sang lĩnh vực sản xuất và từ nước ngoài vào trong nước. Nếu nhà nước có chính sách tốt điều chỉnh các quan hệ tài chính nảy sinh trong các quá trình di chuyển nói trên thì có thể thúc đẩy quá trình tập trung vốn cho đầu tư phát triển,giảm bớt các chi phí không cần thiết và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Bốn là, tăng cường tính hiệu quả của sản xuất, kinh doanh
Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ thu-chi tài chính và phân phối thu nhập, theo nguyên tắc khuyến khích vật chất, xử lý chính xác mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, tài chính có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; thông qua chức năng giám đốc, tài chính duy trì kỷ luật tài chính, góp phần đẩy lùi lãng phí, tham ô…
Năm là, hình thành quan hệ tích luỹ, tiêu dung hợp lý
Nhà nước cần thường xuyên thực hiện việc phân phối lại và điều chỉnh sự phân phối từng bước cho phù hợp, có thể điều tiết bằng cách đánh thuế thu nhập người có thu nhập cao, hỗ trợ người có thu nhập thấp hoặc cũng có thể thành lập các quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ tạo việc làm cho người nghèo, nâng lương cho người lao động ở các ngành có thu nhập thấp…
Sáu là, củng cố liên minh công-nông, tăng cường vai trò của nhà nước và an ninh quốc phòng.
Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy một nền kinh tế tài chính lành mạnh theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, sẽ tạo ra cơ sở kinh tế-xã hội vững chắc cho việc củng cố liên minh công-nông-trí thức, nền tảng cho việc tăng cường vai trò của nhà nước và an ninh quốc phòng. [ 1 ,trg 206 – 208 ] [5, trg 547]
  1.1.2 Thị trường tài chính
    1.1.2.1 Định nghĩa: “Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử dụng  những khoản vốn thông qua các phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất định”
Đối tượng được mua bán trên thị trường tài chính là các khoản vốn
Để mua bán các khoản vốn này, người ta sử dụng các công cụ giao dịch nhất định. [14 , web ]
    1.1.2.2 Phân loại thị trường tài chính
Có nhiều cách đến phân loại thị trường tài chính: 
 Nếu phân loại theo công cụ tài chính trên thị trường thì ta có: 
- Thị trường nợ 
- Thị trường chứng khoán 
 Nếu phân loại theo thời gian luân chuyển vốn, ta có: 
- Thị trường tiền tệ: thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm 
- Thị trường vốn: thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm trở lên 
 Nếu phân loại theo hình thức phát hành, thì ta có: 
- Thị trường sơ cấp: thị trường phát hànhc chứng khoán lần đầu tiên 
- Thị trường thứ cấp: thị trường mua đi bán lại các chứng khoán 
Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng các hình thức phân loại nào thì sẽ tuỳ thuộc vào vấn đề mà người ta muốn nghiên cứu đến. Thông thường, khi nói đến thị trường tài chính người ta thường phân ra theo 2 cách dưới. [ 14, web ]
1.2 Cấu thành của thị trường tài chính
Trong một thị trường tài chính hiện đại, luôn có ba thành phần cơ bản sau đây tham gia: Người sử dụng cuối cùng,các định chế tài chính trung gian, và các nhà đầu tư.
1.2.1 Người sử dụng cuối cùng
Những doanh nghiệp, tư nhân khi cần đầu tư vốn cho kế hoạch kinh doanh của mình. Họ có thể huy động nguồn vốn này trên thị trường tài chính, bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua các định chế tài chính trung gian. Họ là những người sử dụng nguồn vốn này để thực hiện các kế hoạch kinh doanh, tạo ra lợi nhuân. Đồng thời, họ cũng có những nghĩa vụ của người vay nợ đối với người cho vay.
1.2.2 Các định chế tài chính trung gian
 Các tổ chức nhận ký gửi 
Các tổ chức nhận ký gửi bao gồm các ngân hàng thương mại, các hợp tác xã tín dụng. Các tổ chức này có đặc điểm chung là nhận tiền gửi và sau đó đem cho vay trực tiếp tới các cá nhân, tổ chức cần vốn và một phần khác đem đầu tư vào chứng khoán. Như vậy, thu nhập của tổ chức này có được từ 2 nguồn: thu nhập từ tiền lãi cho vay và đầu tư chứng khoán; thu nhập từ các khoản phí dịch vụ. 
 Các tổ chức không nhận ký gửi 
- See more at: http://thuvientructuyen.vn/chi-tiet-tai-lieu/thi-truong-tai-chinh-viet-nam-%E2%80%93-thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien/43021.ebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét